Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại

Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện

Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu

Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).

Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện

Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ

Bán Ronha kiểm tra roto

Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc

Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu

Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Phân loại tụ điện

1.Tụ điện – Điện dung

* Định nghĩa: Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động
* Cấu tạo của tụ điện: Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là điện môi.
Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ hoá.
Cấu tạo tụ gốm Cấu tạo tụ hóa
* Hình dáng của tụ điện trong thực tế
Tụ điện trong thực tế có rất nhiều loại hình dáng khác nhau với nhiều loại kích thước từ to đến nhỏ. tùy vào mỗi loại điện dung và điện áp khác nhau nên có nhưng hình dạng khác nhau!
Tụ gốm trong thực tế

Tụ điện trong mạch điện

Tụ điện thực tế
* Điện dung – Đơn vị – Kí hiệu của Tụ điện
* Điện dung: Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức
C = ξ . S / d
Trong đó C: là điện dung tụ điện, đơn vị là Fara (F)
ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện
d : là chiều dày của lớp cách điện
S : là diện tích bản cực của tụ điện
* Đơn vị điện dung của tụ: Đơn vị là Fara (F), 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (µF) , NanoFara (nF), PicoFara (pF).
1 Fara = 1000.000µ Fara = 1000.000.000n F = 1000.000.000.000 pF
1 µ Fara = 1000 n Fara
1 n Fara = 1000 p Fara
+ Tụ hoá ( là tụ có hình trụ ) trị số được ghi trực tiếp trên thân . VD : 10 Micro, 100 Micro , 470 micro vv…
+ Tụ giấy và tụ gốm ( hình dẹt ) trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số VD : 103J, 223K, 471J vv… Trong đó ba số đầu ký hiệu cho giá trị , chữ J hoặc K ở cuối kà ký hiệu cho sai số .
+ Có một cách ký hiệu khác VD .01J, .22K, nếu ký hiệu như vậy thì lấy đơn vị là Micro : .01J nghĩa là 0,01 Micro = 10 Nano, .022K là 0,022 Micro = 22 Nano
* Ký hiệu: Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor)
Trên các mạch điện tụ điện có kí hiệu rất đơn giản và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được
Kí hiệu tụ điện và ghép nối trong mạch
Tủ điện

Tụ điện có nhiều loại như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mi ca , Tụ hoá nhưng về tính chất thì ta phân tụ là hai loại chính là tụ không phân cực và tụ phân cực
Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica. (Tụ không phân cực )
Các loại tụ này không phân biệt âm dương và thường có điện dung nhỏ từ 0,47 µF trở xuống, các tụ này thường được sử dụng trong các mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu
Ngoài ra còn nhiều loại hình dáng khác nhau!

Tụ hoá ( Tụ có phân cực )
Tụ hoá là tụ có phân cực âm dương , tụ hoá có trị số lớn hơn và giá trị từ 0,47µF đến khoảng 4.700 µF , tụ hoá thường được sử dụng trong các mạch có tần số thấp hoặc dùng để lọc nguồn, tụ hoá luôn luôn có hình trụ..
Tụ điện
Tụ hoá – Là tụ có phân cực âm dương.
Tụ hóa là tụ phân cực âm dương
Tụ xoay
Tụ xoay là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường được lắp trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài.

Tụ xoay trong thực tế

Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều

Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.
Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC
Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.
* Chú ý – chú ý :
Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !
Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ
Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ
* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .
Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
tuy nhiên đồng hồ không hỏng

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Sửa chữa - quấn mới động cơ điện, máy phát điện, máy khoan, máy mài, máy cắt, mô tơ điện... các loại

Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên:
- Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại....
- Máy phát điện.
- Nồi cơm điện, quạt điện....
+ Sửa chữa động cơ điện thực hiện đảm bảo kỹ thuật với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao
+ Giá cả hợp lý
+ Đảm bảo sản phẩm sau sửa chữa đạt 100% tính năng kỹ thuật của nhà sản suất.
+ Bảo hành 12 tháng. Trong thời gian bảo hành nếu bên giao báo cáo có sự cố kỹ thuật thì trong vòng 24h sẽ nhanh chóng khắc phục sửa chữa và khắc phục sự cố.
Cơ điện HUẾ  HƯƠNG . UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - GIÁ HỢP LÝ
ĐC: Ba Chãng - Vĩnh Kiên - Yên Bình - Yên Bái ( cách trường cấp 2 Vĩnh Kiên 40x0m)
SĐT : 0989 000 420 - 0168 540 7810